THOÁI HÓA KHỚP GỐI

BẠN ĐÃ HIỂU HẾT VỀ CĂN BỆNH NÀY?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN 1-1

CÙNG HỘI ĐỒNG BÁC SỸ CHUYÊN KHOA

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp – sụn – bị mòn đi, xương của các khớp cọ sát vào nhau nhiều hơn. Sự cọ xát dẫn đến đau, sưng tấy, cứng khớp, giảm khả năng cử động, hình thành các gai xương.

Sụn khớp bị tổn thương kèm phản ứng thoái hóa và lượng dịch khớp bị giảm đi do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Thoái Hóa Khớp Gối?

TÌNH TRẠNG CÂN NẶNG

Khi bạn bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn của cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối. Do vậy, bạn cần chú ý đến vấn đề cân nặng để bảo toàn khớp gối ở mọi lứa tuổi.

THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Với các trường hợp bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có nhiều khả năng bị thoái hóa xương khớp ở đầu gối dù tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).
Có tồn tại sự di truyền thông qua gen lặn. Do vậy, con cháu trong gia đình của những người bị thoái hóa khớp sớm và nặng dễ bị thoái hóa khớp hơn các gia đình bình thường khác.

GIỚI TÍNH

Nữ giới độ tuổi sau 45 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Các vị trí khớp thường bị thoái hóa gồm: khớp háng, khớp gối và khớp cột sống. Nữ giới có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nam giới nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Bên cạnh đó, do đảm nhận thiên chức làm mẹ khi mang thai khiến cho phần cấu tạo xương chậu của phụ nữ thường rộng hơn đàn ông.

VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO

Các vận động viên đặc biệt chơi các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, điền kinh có nguy cơ bị suy yếu khớp gối cao do đòi hỏi vận động khớp gối nhiều và liên tục. Nguy cơ sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải vấn đề chấn thương trong lúc tập luyện.

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối?

Khi gối bị thoái hóa, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau như sau: 

  • Giai đoạn 1

Thường không có biểu hiện rõ ràng, cảm giác mỏi hoặc không đau. Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.

  • Giai đoạn 2

Khe khớp chưa bị hẹp hay hẹp nhẹ, gai xương rõ. Cứng khớp, tiếng lụp cụp nhiều hơn khi vận động.

  • Giai đoạn 3

Gai xương, hẹp khe khớp rõ. Đau tăng khi vận động, có thể có sưng, căng đau khớp, tràn dịch khớp.

  • Giai đoạn 4

Biến dạng khớp, giới hạn vận động khớp.

Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

4. Biến chứng thường gặp nếu thoái hóa khớp gối không điều trị

  • Tăng nguy cơ chấn thương: nguy cơ té ngã cao hơn 30%, khả năng bị gãy xương cao hơn 20%.

  • Mất xương: sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương.

  • Đứt gân và đứt dây chằng xung quanh khớp.

  • Dây thần kinh quanh xương/sụn bị chèn ép, khiến cơn đau thêm trầm trọng và gây ngứa ran, tê hoặc yếu.

  • Kéo theo một số bệnh lý khác: giảm khả năng vận động, lâu dần tăng cân cũng như tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.

  • Hình thành u nang sau đầu gối.

Tăng nguy cơ bị gout.

5. Thoái hóa khớp gối được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp gối qua thăm khám của Bác sĩ và kết hợp với các cận lâm sàng như:

  • Chụp X-quang, cho thấy tổn thương xương và sụn, gai xương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): cho thấy tổn thương của các loại mô khớp khác.

Siêu âm khớp gối các bác sĩ kiểm tra được: độ dày sụn khớp, tràn dịch khớp, tình trạng gai xương, hẹp khe khớp, nang hoạt dịch khớp gối, kén Baker ở khoeo chân hoặc dị vật trong khớp gối.

6. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay

Mục tiêu chính là giảm đau và phục hồi khả năng vận động.

  • Giảm cân: có thể làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối.
  • Tập thể dục: giúp khớp ổn định hơn, giảm đau, giữ khớp di động linh hoạt.
  • Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ
  • Các chất bổ sung: bao gồm glucosamine, chondroitin và omega-3…
  • Sử dụng đai nẹp khớp gối
  • Vật lý trị liệu giúp tăng cơ bắp và tăng tính linh hoạt của khớp.
  • Phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn cuối cùng.

Có gì mới trong điều trị thoái hóa khớp gối?

  • Một số người cũng tiêm steroid để giảm bớt các triệu chứng của họ. Nhưng chúng có tác dụng phụ khi sử dụng quá lâu.

Nhiều người không thể thực hiện phẫu thuật vì tuổi tác hoặc các điều kiện khác nên các nhà nghiên cứu tìm những cách mới để điều trị thoái hóa khớp gối. Một số phương pháp mới bao gồm: Tiêm axit hyaluronic:Còn được gọi là bổ sung nhớt, giúp bôi trơn các khớp. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP):Với phương pháp này, khi được tiêm trở lại vào khớp, hỗn hợp siêu đậm đặc này chứa các chất có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.

7. Cách phòng tránh khớp bị thoái hóa và chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối

Cách chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp ở vùng gối

  • Chườm đá: giúp giảm đau, giảm sưng tấy cho vùng gối.
  • Tạo điều kiện nghỉ ngơi, hỗ trợ trong việc đi lại hoặc hướng dẫn họ sử dụng nạng, khung tập đi…
  • Loại trừ các nguy cơ té ngã: lắp thêm bệ ngồi bồn cầu, tay vịn hành lang…
  • Kiểm soát cơn đau không dùng thuốc: Đôi lúc, liều thuốc tinh thần có tác dụng không kém viên thuốc giảm đau, lại không gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Bổ sung thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho phần sụn khớp gối bị thoái hóa như: trái cây, rau xanh, các loại cá,…

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục với cường độ vừa phải (30 phút/ngày, 5 ngày/tuần).
  • Giảm nguy cơ chấn thương, tránh hoạt động quá sức.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả viêm khớp.