THOÁI HÓA KHỚP VAI

BẠN ĐÃ HIỂU HẾT VỀ CĂN BỆNH NÀY?

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN 1-1

CÙNG HỘI ĐỒNG BÁC SỸ CHUYÊN KHOA

1. Thế nào là thoái hóa khớp vai?

Thoái hóa khớp vai là những thương tổn dẫn đến bào mòn lớp sụn và suy giảm chức năng hoạt động của vai. Trong đó, 2 khớp thường bị thoái hóa nhất là:
– Khớp ổ chảo – cánh tay: đảm nhiệm chức năng thực hiện các chuyển động với biên độ rộng, được cấu tạo bởi ổ chảo của xương bả vai và chỏm xương cánh tay.
– Khớp cùng – đòn: Đây là vị trí khớp rất dễ bị thoái hóa, được cấu tạo bởi đầu xương đòn và mỏm cùng của xương bả vai.

2. Nguyên Nhân Dẫn Đến Thoái Hóa Khớp Gối?

CHẤN THƯƠNG

Thoái hoá khớp cùng – đòn thường xảy ra ở những người thường xuyên phải thực hiện những động tác cần đến vai, ví dụ như thể thao bóng chày, tennis, bóng chuyền, ném hoặc nâng vật qua khỏi đầu… Trong khi đó, thoái hóa khớp ổ chảo – cánh tay chủ yếu là hệ luỵ từ chấn thương vai trước đó, có thể gồm: Gãy xương, Trật khớp, Biến chứng sau phẫu thuật, trong một số trường hợp, khớp vai bị thương tổn có thể không bộc lộ triệu chứng cho đến nhiều năm sau đó.

CÁC BỆNH LIÊN QUAN

Các bệnh viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp, gout (bệnh gút) hay viêm khớp nhiễm trùng đều đẩy nhanh quá trình bào mòn lớp sụn khớp.

Béo phì: tình trạng thừa cân (béo phì) tạo điều kiện cho các phản ứng viêm toàn thân xảy ra, qua đó góp phần vào sự phát triển của quá trình thoái hoá.

TUỔI TÁC VÀ GIỚI TÍNH

Độ tuổi: sau 50 tuổi quá trình bào mòn sụn tiến triển rõ.

Giới tính: ở phụ nữ cao hơn so với đàn ông.

DỊ DẠNG KHỚP BẨM SINH

Dị tật bẩm sinh: Vị trí xương không đúng giải phẫu sinh lý làm tăng nguy cơ trật khớp vai, từ đó góp phần dẫn đến thoái hóa.

Di truyền: người có người thân, đặc biệt là mẹ, gặp phải vấn đề sức khỏe này thường sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh từ sớm.

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp vai

  • Đau vai
  •  Cứng khớp vai
  • Sưng vai do thoái hóa khớp
  • Có tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động vai
  • Các triệu chứng trở nên tệ hơn vào buổi sáng

4. Biến chứng thường gặp nếu thoái hóa khớp vai không điều trị

  • Phá hủy lớp sụn khớp vai hoàn toàn
  • Gai xương phát triển
  • Tổn thương xương, biến dạng xương
  • Yếu và teo cơ
  • Viêm gân, cơ, dây chằng và bao hoạt dịch

5. Các phương pháp chẩn đoán vai bị thoái hóa

Để chẩn đoán một người có bị thoái hóa khớp vai hay không, trước tiên bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh nền, khám tổng quát nhằm kiểm tra các dấu hiệu, biểu hiện của người bệnh như:

  • Cơ vai bị teo hoặc yếu đi
  • Vai bị đau khi chạm vào
  • Gặp khó khăn trong việc vận động cánh tay, kể cả khi các bác sĩ hỗ trợ
  • Có dấu hiệu tổn thương cơ, gân hoặc dây chằng quanh vai
  • Đã từng bị chấn thương vùng vai trước đó
  • Có âm thanh lục cục, lạo xạo khi cử động vai

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, CT hoặc MRI để có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng tổn thương ở vai, qua đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm hóa sinh cũng sẽ được chỉ định nhằm loại trừ những nguyên nhân gây thương tổn khớp vai khác như viêm khớp dạng thấp, gout, nhiễm trùng,…

5. Điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả

Xây dựng lối sống lành mạnh với những thói quen như:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học. Hãy tham vấn cùng bác sĩ chuyên khoa nếu chưa biết bị thoái hóa khớp vai nên và không nên ăn gì mới tốt.
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng thường xuyên để duy trì tính linh hoạt của khớp vai.
  • Chườm nóng, lạnh và xoa bóp đúng cách khi các triệu chứng khó chịu bùng phát.
  • Sử dụng thuốc để điều trị
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid NSAIDs (aspirin, ibuprofen, naproxen…) giúp bệnh nhân tạm thời đẩy lui những cơn đau khó chịu.

Thuốc tiêm

  • Trong một số trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau dạng uống hoặc bôi ngoài da, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án tiêm thuốc gồm:
  • Tiêm steroid cục bộ với tác dụng giảm đau sưng và cứng vai nhanh chóng
  • Tiêm axit hyaluronic giúp “bôi trơn” khớp vai

Vật lý trị liệu

  • Các bài tập co duỗi và tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ khớp vai không chỉ giúp giảm đau, cứng vai do thoái hóa mà còn góp phần cải thiện biên độ vận động của khớp.
  • Bệnh nhân nên tham vấn cùng các chuyên gia vật lý trị liệu để lên kế hoạch tập luyện phù hợp. Đồng thời, hãy bắt đầu với cường độ từ thấp lên cao nhằm đảm bảo cơ thể có thời gian thích nghi với việc luyện tập, từ đó tối ưu hoá hiệu quả chữa trị.

Phẫu thuật điều trị

  • Thay khớp vai toàn phần hoặc bán phần: chủ yếu dành cho những trường hợp khớp vai bị biến dạng, hư tổn nặng nề dẫn đến mất chức năng vận động, từ đó giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tàn phế.
  • Cắt bỏ phần sụn khớp bị hư tổn: thường dùng trong điều trị thoái hoá khớp cùng đòn và những trường hợp liên quan đến chấn thương cơ chóp xoay (rotator cuff).

6. Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

  • Tập tư thế đúng để giảm thiểu áp lực đè nặng lên khớp
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
  • Cố gắng rèn luyện thể chất mỗi ngày với cường độ vận động phù hợp
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Chú trọng việc nghỉ ngơi đầy đủ
  • Cẩn thận trong công việc và sinh hoạt thường ngày, hạn chế té ngã, chấn thương
  • Lắng nghe cơ thể của chính mình

7. Điều trị thoái hóa khớp vai phác đồ Mỹ – không thuốc – không phẫu thuật

BIC NanoCell tự hào là một trong những đối tác của tập đoàn toàn cầu Cord For Life – đơn vị HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI trong việc nghiên cứu và chuyển giao các giải pháp chăm sóc sức khỏe bằng y học tái tạo.

Ứng dụng những bước tiến vượt bậc của nền Y học hiện đại, BIC NanoCell mang đến giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối chuẩn Mỹ bằng liệu pháp t.ế bào vạn năng Bio Nano Cell.

Bio Nano Cell hoạt động dựa trên cơ chế tự động tìm kiếm – sửa chữa – thay thế hoàn toàn các sụn khớp bị tổn thương do lão hóa bằng những thành phần mới khỏe mạnh, qua đó:

– GIẢM ĐAU CẤP TỐC, giảm nhanh triệu chứng đau nhức, cứng khớp…
– GẤP 3 tốc độ tái tạo sụn hư tổn, tạo nên lớp đệm sụn mới, thúc đẩy khả năng tự chữa lành của cơ thể.
– TĂNG CƯỜNG chất nhờn bôi trơn dịch khớp gối, loại bỏ tình trạng khô khớp
– ĐẢO NGƯỢC quá trình sụn khớp bị lão hóa/hư hỏng, làm chậm lão hóa tối đa
– BỔ SUNG collagen, ổn định cấu trúc sụn khớp.
– CẢI THIỆN vận động, tăng cường sự bền bỉ và dẻo dai cho khớp xương.

Đặc biệt, đây là phương pháp chữa thoái  khớp duy nhất hiện nay KHÔNG THUỐC, KHÔNG PHẪU THUẬT, KHÔNG NGHỈ DƯỠNG. Vì vậy, liệu pháp Bio Nano Cell là một trong những lựa chọn điều trị bệnh số 1 tại Mỹ và Châu Âu.