Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Những đối tượng dễ mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm người lớn tuổi, người béo phì, người làm công việc đứng hoặc ngồi lâu, phụ nữ đang mang thai và cả những người ít vận động,… Để có thể chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả chúng ta cần biết rõ bản chất bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Cùng BIC NANO CELL tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị giãn ra và không còn hoạt động hiệu quả trong việc đưa máu về tim. Điều này khiến cho máu không được lưu thông đúng với quy trình thông thường và dẫn đến việc máu bị ứ đọng lại trong các tĩnh mạch. Từ đó, gây ra các triệu chứng như sưng, đau, mỏi chân, cảm giác nặng nề và có thể xuất hiện các tĩnh mạch nổi lên dưới da với màu xanh hoặc tím.
Số lượng người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có xu hướng tăng cao trong thời gian gần đây. Thậm chí còn có những trường hợp nặng còn dẫn tới tình trạng rối loạn tưới máu. Điều này, có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… khiến việc chữa trị suy giãn tĩnh mạch chân bị kéo dài và gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân theo từng giai đoạn
Cũng như hầu hết các căn bệnh khác, thì suy giãn tĩnh mạch chân cũng sẽ tiến triển qua từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Việc hiểu rõ từng giai đoạn bệnh giúp chúng ta dễ dàng xác định mức độ bệnh của bản thân và có những biện pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Và dưới đây là thông tin về triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân qua từng giai đoạn.
Giai đoạn 1: Giai đoạn sớm (mới bắt đầu hình thành bệnh)
Xuất hiện các mạch máu nhỏ có màu xanh hoặc tím nổi lên ngay bên dưới bề mặt da.
Khi đứng hoặc ngồi lâu sẽ có cảm giác chân bị nặng nề và mệt mỏi. Cơn đau chân có thể bộc phát mạnh mẽ hơn vào thời điểm cuối ngày.
Vùng mắt cá chân và bàn chân có thể bị sưng. Tuy nhiên, chỗ sưng sẽ biến mất sau khi chúng ta nâng cao chân.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển
Các tĩnh mạch nổi lên to hơn, chúng xoắn ngoằn nghèo dưới da và có màu xanh hoặc tím đậm hơn so với giai đoạn đầu.
Chân bị sưng to. Các triệu chứng đau mỏi và khó chịu cũng tăng lên rất nhiều khi đứng hoặc ngồi lâu. Người bệnh có thể có cảm giác ngứa và nóng rát xung quanh vùng giãn tĩnh mạch.
Nhiều người còn bị chuột rút và co thắt cơ vào ban đêm gây đau nhức và ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ.
Giai đoạn 3: Suy giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nặng
Chân bị sưng nhiều và kéo dài. Thậm chí không thuyên giảm kể cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
Da khô và mỏng hơn dẫn đến yếu ớt và dễ tổn thương. Ở những vùng da bị ảnh hưởng bởi giãn tĩnh mạch sẽ trở nên sẫm màu và có thể xuất hiện các đốm nâu hoặc đỏ.
Bắt đầu có sự xuất hiện của các mảng chàm tĩnh mạch gây ngứa và viêm da
Giai đoạn 4: Suy giãn tĩnh mạch chân rất nặng
Xuất hiện các vết loét hở ở vùng mắt cá chân và các vết loét này rất khó lành.
Viêm da tĩnh mạch cũng là một dấu hiệu phổ biến ở giai đoạn rất nặng. Khi đó làn da trở nên cứng và sần sùi do tác động của viêm mãn tính.
Da có thể chuyển sang màu đỏ, nâu hoặc đen do thiếu máu cung cấp và tổn thương mô.
Giai đoạn cuối
Các vết loét tĩnh mạch bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm suy giãn tĩnh mạch
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Việc chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, từ thay đổi lối sống đến các phương pháp y tế chuyên sâu. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến và hiệu quả:
1. Thay đổi lối sống
Người bệnh tĩnh mạch cần tăng cường hoạt động thể chất. Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe giúp cải thiện tuần hoàn máu. Đồng thời cố gắng duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chân.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Hãy đổi tư thế thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn. Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi hãy kê cao chân để giảm áp lực và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn.
2. Sử dụng vớ tĩnh mạch (vớ y khoa)
Việc mang vớ tĩnh mạch giúp tạo áp lực lên các tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu và giảm sưng. Vớ tĩnh mạch có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến mạnh, bạn nên lựa chọn vớ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3. Khám chuẩn đoán tình trạng bệnh và tuân theo chỉ định của bác sĩ
Khi nhận thấy bản thân đang có các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, chúng ta nên đến ngay các bệnh viện hay phòng khám uy tính để được các bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán. Đồng thời bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra phác đồ chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân phù hợp nhất cho bạn.
Việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tốt nhất nên được thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sĩ. Việc thăm khám đều đặn đúng lịch trình bác sĩ đã đề ra giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu quả và có sự điều chỉnh trong phương pháp điều trị nếu cần thiết.