Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều người hiện nay. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống và còn làm cho sức khoẻ người mắc hao mòn dần đi.
Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là vô cùng cần thiết để cải thiện sức khoẻ tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng BIC NANO CELL đi vào tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
1 Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Bao gồm các vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và lối sống, cụ thể như sau:
1.1 Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ – Rối loạn giấc ngủ
Các kiểu rối loạn giấc ngủ, như: ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, và hội chứng chân không yên, có thể gây gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, làm cho giấc ngủ không đủ sâu và không trọn vẹn.
Những rối loạn này khiến cơ thể không thể bước vào giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) – nơi mà sự phục hồi thể chất và tinh thần diễn ra. Kết quả là, mặc dù bạn đã ngủ rất nhiều nhưng chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
Từ đó, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc và tâm trạng.
Xem thêm: Mất ngủ nên ăn gì kiêng gì?
1.2 Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ – Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Thói quen ăn uống không điều độ, đặc biệt là tiêu thụ caffeine và rượu trước khi ngủ, có thể gây khó ngủ và làm giảm hiệu suất giấc ngủ.
Thiếu vận động và không có lịch trình ngủ cố định cũng khiến cơ thể khó điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính trước khi ngủ cũng làm giảm hormone melatonin, khiến giấc ngủ không được sâu và không đủ chất lượng.
1.3 Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ – Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng và lo âu có thể gây ra những tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Khi bạn lo lắng, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol – một loại hormone gây stress, làm cho giấc ngủ không sâu và không đủ chất lượng. Điều này không chỉ khiến bạn thức giấc giữa đêm mà còn ảnh hưởng đến khả năng tỉnh táo vào ngày hôm sau.
1.4 Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ – Tình trạng sức khỏe
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu suất giấc ngủ. Ví dụ như: trầm cảm, tiểu đường, suy giáp,… sẽ làm gián đoạn giấc ngủ sâu dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và buồn ngủ liên tục vào ban ngày.
Do đó, nếu bạn mắc phải tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kéo dài thì hãy đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khoẻ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có và có phương án điều trị phù hợp kịp thời.
2 Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có nguy hiểm không?
Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng nhưng cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như: đau đầu, căng thẳng và rối loạn thần kinh, khó tập trung, lo lắng quá mức, vấn đề về trí nhớ,… và thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng, như:
Vấn đề tim mạch: Giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, do ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.
Rối loạn chuyển hóa: Ngủ nhiều mà vẫn mệt mỏi có thể liên quan đến tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa, gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác.
Suy giảm hệ miễn dịch: Giấc ngủ không chất lượng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, khiến cơ thể dễ bị tổn thương.
Nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh: Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có thể là dấu hiệu của các rối loạn thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như mất trí nhớ hoặc Parkinson trong tương lai.
3 Cách khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thiết lập một lịch trình ngủ cố định bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ và hạn chế tiêu thụ caffeine sau buổi trưa.
Tạo một không gian ngủ thoải mái và yên tĩnh, thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3.2 Điều trị rối loạn giấc ngủ
Điều trị rối loạn giấc ngủ là một bước quan trọng để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác loại rối loạn giấc ngủ mà bạn đang mắc phải, như: ngưng thở khi ngủ, mất ngủ hay hội chứng chân không yên,…
Việc điều trị đúng cách không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường sự tỉnh táo trong ngày.
3.3 Cải thiện tâm trạng
Cải thiện tâm trạng là một bước quan trọng để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Các hoạt động như tập thể dục, yoga, và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu, tăng cường sản xuất hormone serotonin và endorphin, từ đó nâng cao tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3.4 Chú trọng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giấc ngủ.
Nên ăn các thực phẩm giàu tryptophan, chẳng hạn như: gà tây, cá, hạt, và chuối,… để giúp tăng cường sản xuất melatonin.
Uống đủ nước, tránh rượu bia, và duy trì hoạt động thể chất đều đặn có thể cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Xem ngay video Tại sao ngủ nhiều mà vẫn buồn ngủ – Bác sĩ Trần Minh
Cảm ơn bạn đã xem đến hết bài viết “Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục” của BIC NANO CELL. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu như bạn còn đang có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề giấc ngủ thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất có thể nhé!