CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

ĐAU VAI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Đau vai luôn là vấn đề của rất nhiều người. Khớp vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Cụ thể, hiện tượng đau khớp vai khiến khả năng cử động của tay sẽ bị cản trở, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Đau vai là gì?

Đau vai (tiếng Anh là Shoulder Pain) là tình trạng đau nhức ở vùng vai. Đây là hiện tượng rất phổ biến trong cộng đồng, ước tính có khoảng 20% dân số từng bị đau vai trong suốt cuộc đời.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ này chỉ xếp sau tỷ lệ mắc các bệnh lý về đau cột sống thắt lưng. Tình trạng vai đau nhức ở người trẻ thường nhiều khả năng do tai nạn hoặc chấn thương. Tuy nhiên, càng lớn tuổi, sự hao mòn tự nhiên xảy ra ở khớp vai và gân cổ tay quay. Điều này khiến cơn đau trở nên dai dẳng theo thời gian. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp, tình trạng đau sẽ được cải thiện và bạn có thể quay trở lại làm những việc mình yêu thích.

1. Triệu chứng khi bị đau nhức vai

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà dấu hiệu khi bị đau nhức vai ở mỗi người có thể khác nhau. Các biểu hiện dễ bắt gặp nhất có thể kể đến là:

  • Các cơn đau xuất hiện sâu trong phần khớp vai, phía sau hoặc trước vai và phần trên của cánh tay.
  • Vai khó cử động
  • Yếu vai hoặc cánh tay trên.
  • Có sẽ có cảm giác kim châm (ngứa ran), đau rát và giảm vận động.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu khi đau vai giúp người bệnh có thể chủ động trong thăm khám và điều trị bệnh, tránh những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc.

2. Nguyên nhân gây đau vai

Đau khớp vai thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị tận gốc, các cơn đau là ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ được xem là biện pháp xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể điều trị triệt để. Để chữa tận gốc chứng đau vai, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và lựa chọn giải pháp điều trị hiệu quả là rất quan trọng.

  • Chấn thương

Chấn thương ở vùng vai thường xảy ra khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, nhất là các bộ môn đòi hỏi sự vận động nhiều lặp đi lặp lại từ cử động tay như bóng chuyền, cầu lông, bơi lội và cử tạ. Bên cạnh đó, chấn thương vai có thể xảy ra khi bạn làm các việc như phơi đồ, giặt quần áo, với tay quá cao. 

  • Thoái hóa khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng của cơ thể và thường xuyên phải cử động, khớp vai dễ bị thoái hóa nhất do hậu quả của việc sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn ở phần xương dưới sụn làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động. Quá trình này kéo dài mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp.

  • Viêm khớp quanh vai

Viêm khớp quanh vai là hiện tượng phần khớp ở sụn, xương khớp bị tổn thương gây đau nhức. Nếu tình trạng viêm nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau vài lần nhưng rồi tự dứt hẳn; trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ lan tỏa xuống bả vai, cánh tay, mu bàn tay và xương tay. Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu không điều trị dứt điểm, viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến những cơn đau khớp kéo dài, gây nên các biến chứng về hệ xương, khớp vai bị yếu và teo dần khiến người bệnh mất dần khả năng vận động cánh tay về sau.

  • Trật khớp vai

Trật khớp vai là chấn thương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-60% tỷ lệ trật khớp. Khi bị trật vai, người bệnh sẽ xuất cơn đau, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được. Cánh tay biến dạng so với vai ở trạng thái bình thường, xoay ra ngoài từ 30-40 độ. Cơn đau trở nên dữ dội khi các khối cơ bắp bị co thắt. Hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ hình dạng của vai bị trật bằng mắt thường. Các vết bầm xuất hiện và có cảm giác vai bị tê, yếu.

3. Phương pháp chẩn đoán đau cơ khớp vai

  • Để chẩn đoán bệnh lý về nhức vai, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng hoặc chấn thương gây ra cơn đau. Một số phương pháp được chỉ định bao gồm:
  • Bác sĩ sẽ hỏi về cơn đau vai, bao gồm các nguyên nhân tiềm ẩn (ví dụ như chấn thương gần đây, các tình trạng sức khỏe khác), nếu bệnh nhân đã từng bị đau trước đây thì những tác động nào làm cho cơn đau tốt hơn hoặc tồi tệ đi.
  • Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng.
  • Chụp X-quang: X-quang cung cấp hình ảnh về xương và khớp của bạn. Họ có thể cho thấy bất kỳ thay đổi nào do viêm khớp ở khớp vai (ví dụ như gai xương, hoặc gãy xương. Tuy nhiên, chụp X-quang không cho thấy bất kỳ thay đổi hoặc vấn đề nào với các mô mềm của cơ thể ví dụ như cơ, gân.
  • Siêu âm: Siêu âm thường được dùng để kiểm tra tình trạng viêm, rách hoặc đứt gân… Đây là một công cụ hữu ích để sử dụng và có thể cung cấp manh mối để xác định nguồn gốc cơn đau.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) thường không phải là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để điều tra đau. Các phương pháp này có thể được sử dụng khi nghi ngờ gãy xương hoặc có liên quan đến tai nạn. Những lần chụp này sẽ giúp xác định mức độ tổn thương và liệu có cần bác sĩ phẫu thuật đánh giá và điều trị thêm hay không

4. Phương pháp điều trị đau khớp vai

  • Với trường hợp vai bị đau do rướn tay quá mức hoặc khi làm những công việc nặng nhọc, hầu hết các cơn đau đều có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Một số bài tập nhẹ như căng duỗi cơ vai, ngực, lườn… cũng giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau mỏi hiệu quả.
  • Một số cơn đau nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Bệnh nhân có thể chườm vai trong 15-20 phút với tần suất 3-4 lần/ngày giúp giảm đau. Để vai nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ cử động nào có thể gây đau, hạn chế làm việc hoặc hoạt động trên cao để khớp vai có thể phục hồi và ít tổn thương.
  • Những cơn đau nặng hơn cần có sự chẩn đoán và can thiệp của người có chuyên môn cùng biện pháp chuyên sâu khác. Tùy theo trường hợp người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc, tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật
  • Bác sĩ có thể kê thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDS) để giúp giảm triệu chứng đau. Các bài tập vật lý trị liệu cũng có thể giúp cải thiện dần khả năng và phạm vi cử động vai. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất tiến hành can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi khớp vai

  • Phẫu thuật nội soi khớp vai được thực hiện bằng cách đưa một ống dài, mảnh có gắn ống nội soi ở đầu vào vùng vai để khảo sát toàn bộ khớp vai. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật có thể rạch các vết rạch nhỏ để điều trị vấn đề ở khớp vai. Hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề và lo lắng của bạn trước khi tiến hành phẫu thuật.

5. Biện pháp phòng ngừa đau cơ xương vai

Hiện không có cách để ngăn ngừa tuyệt đối các bệnh lý đau xương vai. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể được ứng dụng hiệu quả để giúp bạn phòng tránh những cơn đau khớp vai như:

  • Thực hiện các bài khởi động trước khi chơi thể thao;
  • Không tập luyện thể thể ở cường độ cao trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp vai cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai;
  • Có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh;
  • Các bài tập vai đơn giản có thể giúp kéo căng và tăng cường cơ bắp cũng như gân cơ. Hãy tập với các chuyên gia vật lý trị liệu để tập đúng cách, phòng tránh chấn thương

Nếu bạn đang có các dấu hiệu của bệnh đau vai, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với phòng khám, để được các bác sĩ đưa ra nhưng kết luận và cách thức điều trị hiệu quả.

HÃY ĐẾN BIC CLINIC – TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP QUỐC TẾ để được tư vấn chi tiết.
—————————————–
🏥 Địa chỉ: 163D Nguyễn Văn Cừ, An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
📞 Điện thoại: 0928.68.65.65 – 0929.89.85.85

 

BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!