CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

10 Cách phòng trị bệnh xương khớp tại nhà | BIC NANO CELL

Đau nhức xương khớp là căn bệnh rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Đặc biệt hay xảy ra ở người lớn tuổi, những cơn đau âm ỉ có thể kèm theo tình trạng cứng khớp, tê bì, khó vận động, viêm, sưng khớp,….Gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh, đi lại khó khăn, khó chịu trong từng vận động nhỏ.

Nhất là những khi trời trở lạnh, những cơn đau nhức lại dữ dội hơn khiến cho người bệnh khổ sở. Do đó, chúng ta cần chú ý phòng trị bệnh xương khớp ngay từ đầu, và nắm vững những phương pháp phòng trị bệnh xương khớp ngay tại nhà. Để căn bệnh này không có cơ hội phát triển gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống.

Hãy cùng BIC NANO CELL tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Phương pháp phòng trị bệnh xương khớp ngay tại nhà ai cũng nên biết

1. Các Loại Bệnh Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay

Bệnh xương khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, thường xuất hiện nhất ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh xương khớp thường là do quá trình lão hóa, biến đổi nội tiết, hoạt động vận động nặng, và tư thế không đúng,…

Hiện nay có một số loại bệnh xương khớp phổ biến như Viêm Khớp, Thoái Hoá Khớp, Thoát Vị Đĩa Đệm, Gai Cột Sống, Đau thần Kinh Toạ, Thoái Hoá Cột Sống, Loãng Xương. Việc hiểu rõ bản chất từng loại bệnh sẽ giúp chúng ta có các phương pháp phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả ngay tại nhà.

Một số bệnh xương khớp phổ biến hiện nay

1.1 Viêm Khớp

Viêm khớp là một loại bệnh lý mà khi đó màng bao khớp bị viêm nhiễm. Viêm vốn là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cố gắng bảo vệ khớp khỏi tổn thương hoặc bất kỳ tác nhân gây hại nào. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm khớp, quá trình viêm này diễn ra kéo dài quá mức. Làm cho màng bao khớp bị viêm, sưng đau và gây ra nhiều hạn chế về vận động cho người bệnh.

Các triệu chứng của viêm khớp có thể bao gồm đau khớp, sưng, cứng khớp, đỏ hoặc ấm ở vùng khớp viêm.

1.2 Thoái Hoá Khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn bảo vệ các đầu xương trong khớp bị tổn thương hoặc mòn đi. Thường đi kèm với phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp. Nguyên nhân chủ yếu của thoái hóa khớp thường là do tuổi tác tăng cao, cùng với những yếu tố khác như di truyền, béo phì. Hoặc người có tiền sử bị chấn thương hoặc viêm khớp.

Những triệu chứng của bệnh Thoái Hoá Khớp bao gồm: Đau nhức quanh khớp, Cứng Khớp, Khớp bị biến dạng, bị hạn chế hoặc không thể cúi đầu sát đất hay quay cổ ra sau.

1.3 Thoát Vị Đĩa Đệm

Đĩa đệm hay còn gọi là Nhân nhầy, là một cấu trúc được tìm thấy trong cột sống của con người và các loài động vật có xương sống. Chức năng chính của đĩa đệm là giảm ma sát giữa các đốt sống khi chúng cử động và hấp thụ sốc. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm của cột sống bị chệch ra khỏi vị trí bình thường. Gây ra chèn ép cho các rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì khó chịu cho người bệnh.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau, tê hoặc giảm cảm giác ở vùng lưng, cổ, hoặc chân, gây ra cảm giác bứt rứt hoặc suy yếu.

1.4 Gai Cột Sống

Tìm hiểu về các bệnh xương khớp để có kế hoạch phòng trị bệnh xương khớp ngay tại nhà. Thì không thể bỏ qua bệnh Gai Cột Sống, đây là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt tạo thành các gai. Điều này chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau đớn khó chịu.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống có thể bao gồm đau ở vùng lưng hoặc cổ, cảm giác căng thẳng hoặc kém linh hoạt ở vùng cột sống, cũng như các triệu chứng khác như tê và giảm cảm giác ở các vùng thần kinh gần khớp bị tổn thương.

Phòng trị bệnh xương khớp – Bệnh gai cột sống

1.5 Đau Thần Kinh Toạ

Đau thần kinh toạ là tình trạng đau đặc trưng lan rộng từ vùng lưng xuống một hoặc cả hai chân. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ có thể là do các vấn đề cột sống như thoát vị đĩa đệm hoặc thu hẹp thần kinh cột sống. Ngoài ra, đau thần kinh toạ có thể xuất phát từ nguyên nhân do chấn thương hoặc viêm…

1.6 Thoái Hoá Cột Sống

Thoái hóa cột sống, còn được gọi là thoái hóa xương khớp. Là một quá trình tự nhiên khi cơ thể trở nên lão hóa .Khi đó, các cấu trúc xương và mô mềm trong cột sống bị mòn đi hoặc suy giảm chức năng. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau lưng và cổ, cũng như sự giảm sức mạnh và linh hoạt của cột sống.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống có thể bao gồm đau ở vùng lưng hoặc cổ, cảm giác bị cứng và kém linh hoạt ở các khu vực này. Và trong một số trường hợp, cũng có thể đau lan rộng xuống cánh tay hoặc chân.

Phòng trị bệnh xương khớp – Thoái Hóa Cột Sống

1.7 Loãng Xương

Loãng Xương là một bệnh lý khiến cho xương trở nên mỏng và yếu. Đồng thời dễ gãy hơn do bị mất mật độ và cấu trúc xương. Đây là một tình trạng phổ biến, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi tiền mãn kinh.

Triệu chứng của loãng xương thường không xuất hiện rõ cho đến khi xương bị gãy. Vì vậy nó thường được gọi là “kẻ lặng lẽ”. Khi loãng xương trở nên nghiêm trọng, có thể gây ra các triệu chứng như đau lưng, cổ hoặc hông, giảm chiều cao, vết thương chân không đau. Và dễ gãy xương, đặc biệt là ở cổ tay, hông và xương đùi.

2. Một Số Cách Phòng Trị Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Các loại bệnh xương khớp nói chung đều mang đến đau đớn và nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Do đó, nắm được các phương pháp phòng trị bệnh xương khớp sẽ góp phần giúp chúng ta bảo vệ sức khoẻ của mình một cách chủ động và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả ngay tại nhà mà ai cũng nên biết:

2.1 Phòng Trị Bệnh Xương Khớp Hiệu Qủa nhờ Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý không chỉ giúp bạn phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả mà còn giúp cải thiện sức khoẻ của của cơ thể một cách đáng kể. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng giúp phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả dưới đây nhé!

Phòng Trị Bệnh Xương Khớp Hiệu Qủa nhờ Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý

Canxi và vitamin D: Hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sức khỏe xương là canxi và vitamin D. Canxi giúp xây dựng và duy trì sự mạnh mẽ của xương, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Các nguồn canxi bạn có thể nạp sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, rau cải xanh và hạt giống.

Vitamin D có thể được tự tổng hợp dưới tác động của ánh sáng mặt trời hoặc thông qua các thực phẩm như cá, trứng và nấm.

Omega-3: Các axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, hạt hướng dương và hạt lanh có khả năng giảm viêm và giảm nguy cơ bệnh xương khớp. Hãy cố gắng ăn uống các thực phẩm có chứa omega-3 này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

Chất chống oxy hóa: Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại rau củ, quả và hạt giống có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào xương khớp khỏi tổn thương. Từ đó giúp phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Chất xơ và nước: Cân nhắc việc tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày, từ các nguồn như rau củ, hoa quả và hạt giống. Uống đủ nước cũng rất quan trọng để duy trì sự mềm mại và linh hoạt của các mô xương khớp.

Hạn chế thực phẩm gây viêm: Tránh thức ăn chứa đường, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng có thể gây ra viêm và làm tổn thương các mô xương khớp.

2.2 Chế độ vận động thể dục phù hợp giúp phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả ngay tại nhà

Việc duy trì một chế độ vận động và tập thể dục phù hợp là rất quan trọng. Để giữ cho xương khớp của bạn khỏe mạnh và linh hoạt. Từ đó giúp phòng trị bệnh xương khớp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:

Chế độ vận động thể dục phù hợp giúp phòng trị bệnh xương khớp hiệu quả ngay tại nhà

Tập thể dục nhẹ: Vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe máy tại chỗ hoặc nhảy dây nhẹ có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu. Đồng thời, tăng cường sức khỏe tim mạch mà không tạo ra áp lực quá lớn cho các khớp.

Tập yoga hoặc pilates: Yoga và pilates là hai loại thể dục tốt để tăng cường sức mạnh cơ bắp và linh hoạt. Hơn nữa, chúng còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện tư thế.

Tập tăng cường cơ bắp giúp phòng trị bệnh xương khớp: Các bài tập như chống đẩy và nâng tạ vừa sức có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh các khớp. Và hỗ trợ và bảo vệ các khớp khỏi tổn thương.

Tập nhóm kiểu Zumba hoặc tập nhảy nhẹ: Đây là các hoạt động vui nhộn và sôi động giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Nâng cao tinh thần và giảm căng thẳng, đồng thời cũng giúp tăng cường sự linh hoạt.

Tập thể dục nước: Nếu bạn có bể bơi hoặc bể spa, thì tập thể dục trong nước là một lựa chọn tuyệt vời. Nước giúp giảm áp lực lên các khớp và cung cấp sự hỗ trợ cho việc vận động.

Tập đứng và đi bộ nhẹ trong nhà: Đi bộ nhẹ quanh nhà hoặc thậm chí chỉ đứng lên và ngồi xuống nhiều lần cũng có thể là một cách tốt để duy trì sự linh hoạt và tăng cường cơ bắp.

Chủ động bảo vệ sức khoẻ, phòng trị bệnh xương khớp và phòng tránh sớm khả năng xuất hiện các việc về xương khớp là hành động mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên chú trọng. Hãy bắt đầu ngay từ ngay hôm nay để duy trì sự dẻo dai cơ bắp và sự khoẻ mạnh cho các khớp xương của chúng ta. Nâng cao ý thức phòng trị bệnh xương khớp ngay từ khi còn trẻ. Về sau, khi lớn tuổi bạn sẽ biết ơn mình của hôm nay.

 

 

BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT
Gai khớp gối là gì? phòng ngừa gai khớp gối Bic Nano Cell
Gai Khớp Gối Là Gì? Các Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Cách Chữa Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | BIC NANO CELL
5 loại thực phẩm tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không Bic Nano Cell
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!