CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

Cách Chữa Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Tại Nhà | BIC NANO CELL

Bạn đã biết cách chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà chưa? Bài viết dưới đây của BIC NANO CELL sẽ bao gồm những phân tích về bệnh tĩnh mạch chân và các phương pháp để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà.

Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng  các tĩnh mạch bị phồng lên gây đau mỏi, nhức và nặng ở chân. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh này thông qua các phương pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà bao gồm: chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp chú trọng dinh dưỡng và sử dụng vớ tĩnh mạch để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Cùng bắt đầu đi vào tìm hiểu nhé!

Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch bị phồng lên gây đau mỏi, nhức và nặng ở chân.

1. Hiểu Đúng Về Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân

Hiểu đúng về bệnh giúp chúng ta có thể phòng tránh và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả hơn.

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rằng tĩnh mạch là các mạch máu bên trong cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là dẫn máu từ khắp các cơ quan trong cơ thể chạy về tim để thực hiện quá trình lọc máu. Bên cạnh đó, nhằm ngăn máu chảy ngược dòng thì trong tĩnh mạch đều có các van nhỏ để kiểm soát dòng chảy.

Tuy nhiên, khi các van này bị tổn thương và yếu đi thì dòng chảy của máu sẽ không được kiểm soát tốt nữa. Từ đó, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn và phồng lên trên bề mặt da. Khi đó, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy các tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím đang căng phồng lên ngay bên dưới lớp da. Và nó được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể chúng ta như thực quản, hậu môn, bìu. Tuy nhiên thì phổ biến nhất là tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân và đùi. Đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch là phụ nữ có thai, người béo ít vận động, người làm công việc phải đứng lâu trong thời gian dài,….

Hiểu đúng về bệnh giúp chúng ta có thể phòng tránh và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả hơn.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân từ khi khởi phát. Hãy chú ý, nếu bạn đang mắc phải dấu hiệu nào thì hãy đến gặp bác sĩ thăm khám và chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân ngay nhé!

  • Tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, dễ dàng quan sát được.
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân.
  • Cảm giác không thoải mái, nặng nề ở chân.
  • Chuột rút thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Bàn chân và mắt cá chân sưng to.
  • Da ở vùng tĩnh mạch giãn có thể trở nên khô, thay đổi màu sắc, gặp ngứa và nặng hơn có thể dẫn đến loét da, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn mạch máu.

2. Phương Pháp Chữa Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Hiệu Quả Tại Nhà

Hiện nay việc chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân bao gồm các phương pháp giúp kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng. Hiện bệnh này vẫn chưa thể điều trị triệt để, và nguy cơ tái phát cao. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ lối sống khoa học lành mạnh. Áp dụng tốt các phương pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số phương pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà mà mọi người nên biết.

Áp dụng tốt các phương pháp chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch tại nhà và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

2.1 Hoạt Động Thể Chất Và Tập Vật Lý Trị Liệu

Một phương pháp tuyệt vời và dễ thực hiện đó để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà đó là kiên trì hoạt động thể chất phù hợp thông qua các tập tập nhẹ nhàng. Cùng với đó là kết hợp với vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.

Nâng chân: Nằm thẳng và nâng hai chân lên cao, giữ yên trong khoảng vài phút rồi hạ xuống. Thực hiện bài tập trong 20 phút.

Massage: Việc massage giúp hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng, tránh gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch. Khi massage tĩnh mạch cho chân dùng lực ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc không thoải mái, hãy ngừng massage và nâng cao chân.

Hoạt động thể chất: Để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân thì bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, giãn cơ, nâng chân, yoga. Và tránh xa các hoạt động mạnh gây thêm áp lực cho chân như đi giày cao gót, chạy bộ, ngồi xổm hoặc lên xuống cầu thang.

 Duy trì lối sống lành mạnh: Chúng ta không nên giữ yên một tư thế đứng hay ngồi quá lâu, điều này dễ cản trở máu lưu thông và gây nên tình trạng tắc nghẽn. Thay vào đó, ta nên thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt hơn.

Phương pháp tuyệt vời và dễ thực hiện đó để chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà đó là kiên trì hoạt động thể chất phù hợp thông qua các tập tập nhẹ nhàng. Cùng với đó là kết hợp với vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.

Xem ngay bài tập phục hồi tại nhà cho người đang chữa trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

2.2 Chú Trọng Dinh Dưỡng Trong Chế Độ Ăn Uống

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Đây là một số gợi ý đơn giản mà bạn có thể áp dụng vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:

  1. Uống đủ nước: Hãy nhớ uống đủ nước hàng ngày để cơ thể luôn được cung cấp độ ẩm cần thiết. Điều này giúp giảm nguy cơ áp lực lên tĩnh mạch.
  2. Giảm muối: Cố gắng hạn chế muối trong khẩu phần ăn của bạn. Muối có thể làm tăng sưng và giữ nước, gây áp lực lên tĩnh mạch.
  3. Ăn đủ protein: Cân đối việc tiêu thụ protein từ các nguồn như thịt gà, cá, đậu, hạt và sữa không béo giúp cơ thể duy trì, phục hồi mô và tế bào.
  4. Ăn thêm chất chống ôxy hóa: Vitamin C, E, và beta-carotene từ rau củ và trái cây giúp bảo vệ mạch máu và giảm tổn thương.
  5. Chất xơ: Cân đối lượng chất xơ từ rau củ, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  6. Tránh đường và chất béo bão hòa: Hạn chế đường và chất béo bão hòa từ đồ ăn chế biến giúp kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  7. Tăng cường vitamin K: Cân nhắc thêm thực phẩm giàu vitamin K như cải xanh, rau cải và bí ngô vào khẩu phần ăn của bạn để hỗ trợ sức khỏe mạch máu.
  8. Đảm bảo đủ lượng magiê: Thêm thực phẩm giàu magiê như hạt hạnh nhân, đậu và rau củ vào khẩu phần ăn giúp giảm cang thẳng cơ và cải thiện lưu thông máu.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Xem ngay 6 loại thực phẩm tốt cho người đang chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà

2.3 Mang Vớ Tĩnh Mạch Để Chữa Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân

Vớ tĩnh mạch là loại vớ chuyên dùng trong y khoa, nó bó chặt hơn bình thường. Vớ tĩnh mạch giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân, để ngăn chặn tình trạng các tĩnh mạch giãn nở thêm. Ngoài ra, vớ tĩnh mạch còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.

Dưới đây là một số lý do mà người đang trong quá trình chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân nên mang vớ tĩnh mạch:

  1. Giảm sưng và đau: Khi bạn mang vớ tĩnh mạch, nó như là một bản “áp lực nhẹ” giúp chân không bị sưng và đau nhức nữa.
  2. Cải thiện tuần hoàn máu: Vớ tĩnh mạch giúp máu dễ dàng lưu thông từ chân lên tim hơn, ngăn chặn tình trạng máu đọng lại ở chân và cải thiện cảm giác dễ chịu cho chân.
  3. Giảm nguy cơ các vấn đề khác liên quan đến suy giãn tĩnh mạch: Bằng cách giữ cho máu lưu thông mạnh mẽ, vớ tĩnh mạch có thể giảm nguy cơ phát triển các vấn đề khác như chuột rút và viêm nang tĩnh mạch.
  4. Hỗ trợ điều trị và phòng tránh: Nó không chỉ là phần quan trọng trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng này tiến triển thêm.
  5. Tạo cảm giác thoải mái và gia tăng chất lượng cuộc sống: Cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái từ vớ tĩnh mạch có thể làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên dễ chịu hơn đấy.
  6. Tiện lợi và dễ sử dụng: Vớ tĩnh mạch hiện có nhiều loại, phù hợp với mọi người từ những người có suy giãn tĩnh mạch nhẹ đến nặng.
Vớ tĩnh mạch giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân

3. Một Số Phương Pháp Chữa Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Khác

Giảm cân: Cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến cho tình trạng bệnh diễn biến tệ hơn. Do đó, hãy duy trì cân nặng hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tĩnh mạch nói chung và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường,…

Mặc quần áo thoải mái: Quần áo chật sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu. Do đó hãy mặc quần áo rộng rãi thoải mái để máu lưu thông tốt hơn nhé.

Sử dụng dầu ô-liu Bôi lên vùng da bị giãn tĩnh mạch có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm viêm. Kết hợp dầu ô-liu với vitamin E sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình điều trị.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực về thẩm mỹ và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Hãy kết hợp các phương pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà với phác đồ điều trị của bác sĩ để các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn.

Hãy kết hợp các phương pháp chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà với phác đồ điều trị của bác sĩ để các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn.

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn đủ những thông tin hữu ích về việc chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà. Nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về cách chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các bác sĩ trực tiếp tư vấn tận tình nhé !

Hãy theo tiếp tục theo dõi các bài viết từ Phòng Khám Đa Khoa BIC NANO CELL để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khoẻ nhé !!

BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!