Nội dung bài
Khám tim mạch theo định kỳ là một điều vô cùng quan trọng trong các phương pháp dự phòng bệnh tim mạch. Vậy khi nào thì chúng ta cần phải đi khám tim mạch?
Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu trên thế giới. Có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Vì thế việc trang bị những kiến thức về những dấu hiệu của bệnh tim mạch sẽ là yếu tố giúp bạn và người thân tránh được nguy hiểm cũng như có những kế hoạch thăm khám kịp thời.
Cùng Bic Nano Cell theo dõi hết bài viết hôm nay nhé!
1. NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TIM MẠCH CẦN ĐI KHÁM NGAY
1.1 DẤU HIỆU BỆNH TIM MẠCH – KHÓ THỞ
Tình trạng khó thở khi đang nằm nghỉ, khó thở đột ngột và khó thở khi về đêm hay khó thở mỗi khi gắng sức, tập thể dục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở này là do chứng nghẽn mạch phổi làm nghẽn mạch máu trong phổi dẫn đến thiếu oxy và lên cơn đau tim hay trụy tim.
Tuy đôi lúc triệu chứng này có vẻ mờ nhạt nhưng khá và nguy hiểm đến tính mạng. Khiến người bệnh phải cố gắng thở gấp do bị thiếu oxy. Khi rơi vào tình huống này thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.
1.2 DẤU HIỆU ĐI KHÁM TIM MẠCH – ĐAU THẮT NGỰC (VÙNG TIM)
Đau thắt ngực không chỉ là dấu hiệu cần đi khám tim mạch mà bên cạnh đó cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác. Đối với bệnh lý tim mạch, ngoài đau tức ngực do viêm cơ tim thì nguyên nhân còn do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới oxy cho cơ tim. Việc đau thắt ngực sẽ thuyên giảm khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện bằng việc dùng thuốc và các phương pháp khác để can thiệp.
Tuy nhiên nhiều người thấy có dấu hiệu đau tức ngực nhưng ít quan tâm và bỏ qua vì nghĩ rằng tình trạng này không ảnh hưởng nhiều. Trong khi đau thắt ngực có khả năng sẽ chuyển biến thành dạng nguy hiểm. Vì vậy, nếu thường cảm thấy đau thắt vùng ngực, tức ngực bất thường thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm nếu phát hiện bệnh.
1.3 DẤU HIỆU ĐI KHÁM TIM MẠCH – TIM ĐẬP NHANH
Khi người bệnh có cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực hay đập thình thịch. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc bệnh nhân đang lo lắng hồi hộp hoặc do vận động thể lực mạnh, căng thẳng kéo dài. Nhưng đôi khi tim đập nhanh cũng là dấu hiệu cần đi khám tim-mạch vì có thể đó là báo hiệu của nhồi máu cơ tim hay loạn nhịp tim.
1.4 DẤU HIỆU ĐI KHÁM TIM MẠCH – CHÓNG MẶT VÀO BUỔI SÁNG HOẶC NGẤT ĐI
Mọi người nếu thường cảm thấy chóng mặt vào buổi sáng do hiện tượng tụt huyết áp tư thế đứng hay huyết áp đứng bắt nguồn từ bệnh lý tim mạch như trụy tim, phản ứng phụ khi dùng các loại thuốc điều trị bệnh đang dùng kể cả thuốc huyết áp. Ngoài ra chóng mặt cũng có thể là do rối loạn tiền đình. Không chỉ vậy những người hay bị ngất cũng có nhiều khả năng đã bị mắc bệnh tim từ trước. Vì vậy cần đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân.
1.5 DẤU HIỆU ĐI KHÁM TIM MẠCH – DA VÀ NIÊM MẠC TÍM TÁI
Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ tuần máu lưu thông tốt da hồng hào khi chạm vào da có cảm giác ấm. Ngược lại khi cơ thể có các bệnh liên quan đến thiếu máu, dẫn đến thiếu oxy làm da trở nên xanh tím, ban đầu da và niêm mạc chỉ bị xanh tím ở môi, móng tay, chân nhưng lâu dần có thể triệu chứng xanh tím xuất hiện toàn thân. Nguyên nhân có thể do mắc một bệnh lý tim-mạch nào đó dẫn đến hạn chế lưu thông máu để biết chính xác cần đi khám để xác định bệnh
2. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN ĐI KHÁM TIM MẠCH
Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim bao gồm:
– Độ tuổi: Càng lớn tuổi, hoạt động của tim kém hiệu quả hơn. Thành tim dày lên, các động mạch cứng lại dẫn đến quá trình bơm máu trở nên khó khăn.
– Giới tính: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới thường sẽ cao hơn. Ở nữ nguy cơ này sẽ tăng lên sau mãn kinh.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn quá nhiều muối, đường và chất béo bão hòa sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ bị đột quỵ và đau tim.
– Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim: một số bệnh tim có thể di truyền, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
– Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá sẽ làm các mạch máu bị thắt chặt lại, carbon monoxide làm hỏng lớp lót bên trong các mạch máu khiến chúng dễ bị xơ vữa động mạch. Thường những cơn đau tim sẽ phổ biến ở những người hút thuốc lá hơn.
– Ít vận động: tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe thiếu vận động cũng có liên quan đến nhiều dạng bệnh tim và một số yếu tố khác. Tuy nhiên còn tùy tình trạng tim khác nhau để có lộ trình và bài tập hợp lý.
– Thừa cân, béo phì: làm suy giảm chức năng của tim có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ và các bệnh về tim mạch khác. Bắt nguồn từ sự phát triển rung nhĩ do béo phì dẫn đến tim bị loạn nhịp và hình thành nên các cục máu đông.
– Cholesterol trong máu cao: có thể sẽ làm tăng hình thành các mảng bám và xơ vữa động mạch.
– Stress: trạng thái tâm lý căng thẳng trong một thời gian quá dài và không được giải tỏa sẽ làm hỏng các động mạch và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Lưu ý cho mọi người bài viết trên của BIC NANO CELL chỉ mang tính chất tham khảo và hiểu về bệnh chứ không thay thế việc chẩn đoán hay điều trị chuyên sâu.
Mọi người nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả nhất nhé!
Liên Hệ Đặt Lịch Tư Vấn:
Phòng khám đa khoa BIC NANO CELL
Địa chỉ: 163D Nguyễn Văn Cừ (Nối Dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
Sđt: 0928 68 65 65 – 0292 888 98 99 – 0292 22 00 777