“Bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không ?” là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Theo tư vấn từ bác sĩ thì việc đi bộ nhẹ nhàng vừa sức mỗi ngày rất có lợi với sức khoẻ người bệnh tĩnh mạch.
Tuy nhiên, việc đi bộ quá sức có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, làm trầm trọng hơn các triệu chứng như sưng, đỏ và cảm giác nóng ở vùng bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy cùng BIC NANO CELL tìm hiểu về lợi ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ người bệnh tĩnh mạch và những lưu ý khi đi bộ mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phải biết nhé !
NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ ĐI BỘ ĐƯỢC KHÔNG?
Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được khuyến khích thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện các bài tập hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Trong đó, đi bộ là bộ môn đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, đáp án cho câu hỏi “Bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? ” là CÓ.
Không chỉ là có thể đi bộ, mà người bệnh tĩnh mạch còn nên thường xuyên đi bộ và xem đây như là một bài tập hỗ trợ chữa bệnh. Bởi vì, khi đi bộ sự co cơ sẽ thúc đẩy quá trình bơm máu diễn ra một cách hiệu quả. Khi chúng ta nhấc gót chân lên để bước đi, máu từ những đám rối tĩnh mạch ở dưới gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy vào các tĩnh mạch sâu của vùng cẳng chân. Sau đó, sự co cơ sẽ tiếp tục giúp cho máu được đẩy lên vùng đùi và dần dần được đẩy về tim.
Cứ như vậy quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra trôi chảy hơn, kích thích quá trình máu lưu thông về tim và hạn chế được tình trạng máu ứ đọng trong các mạch máu.
Các nghiên cứu về vấn đề “Bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không” đã chỉ ra rằng những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch duy trì thói quen đi bộ trên 10 phút mỗi ngày sẽ có ít nguy cơ bị loét chân hơn so với những bệnh nhân ít hoặc không đi bộ. Do đó, chúng ta có thể kết luận được rằng người bị suy giãn tĩnh mạch có thể đi bộ để góp phần cải thiện tình trạng máu ứ đọng và cải thiện tình trạng sức khoẻ tổng thể một cách hiệu quả.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐI BỘ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ NGƯỜI BỆNH TĨNH MẠCH
Nếu như có ai đó hỏi bạn rằng “Bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không?” thì bạn hãy tự tin trả lời là có, và nói với họ về những lợi ích của việc đi bộ đối với sức khoẻ người bệnh suy giãn tĩnh mạch như sau:
1 Cải thiện tuần hoàn máu
Trong khi một số người còn e sợ không biết liệu bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không thì những bệnh nhân chăm chỉ đi bộ khác đã và đang cải thiện sức khoẻ rất tốt. Bởi vì, hoạt động đi bộ giúp kích thích tăng cường tuần hoàn máu, góp phần làm giảm áp lực trong tĩnh mạch và giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.
2 Tăng cường cơ bắp chân
Đi bộ thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp chân, bắp chân khoẻ mạnh sẽ góp phần hỗ trợ các tĩnh mạch đưa máu về tim một cách hiệu quả hơn.
3 Kiểm soát cân nặng
Việc đi bộ còn kích thích quá trình trao đổi chất giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cân nặng quá mức chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến do các triệu chứng bộc phát mạnh mẽ hơn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý thông qua việc đi bộ sẽ làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn
4 Giảm bớt triệu chứng
Duy trì hoạt động đi bộ vừa sức thường xuyên sẽ có thể giúp giảm các triệu chứng như sưng, đau và cảm giác nặng nề ở chân. Vì vậy, nếu đã nắm được đáp án cho câu hỏi “suy giãn tĩnh mạch chân có đi bộ được không” thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu tập luyện để cải thiện sức khỏe.
Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch cần làm gì ở nhà ?
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ ĐI BỘ ĐƯỢC KHÔNG – NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT
Như đã nói ở phần trên thì đáp án của câu hỏi “Bị suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không?” là CÓ. Tuy nhiên, người bệnh tĩnh mạch cần nắm rõ các lưu ý sau để quá trình đi bộ được suông sẻ, phát huy đầy đủ lợi ích và tránh các rủi ro không mong muốn.
1 Tham khảo ý kiến bác sĩ
Không riêng gì đi bộ, mà trước khi bắt đầu một môn thể thao nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhất là đối với những bệnh nhân bị loét chân do suy giãn tĩnh mạch cần được chữa trị và giảm đau trước khi bắt đầu bài tập đi bộ.
2 Chọn giày phù hợp
Hãy chọn một đôi giày phù hợp để hỗ trợ tốt cho quá trình đi bộ. Một đôi giày êm ái giúp hỗ trợ bàn chân thoải mái di chuyển và hạn chế các tổn thương do va chạm không mong muốn.
3 SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ ĐI BỘ ĐƯỢC KHÔNG – Bắt đầu với cự ly vừa sức
Nhiều người do nôn nóng đạt được kết quả sớm mà đã tập luyện quá sức dẫn đến tác dụng ngược. Vì vậy, hãy bắt đầu với cự ly vừa sức để làm quen dần và bảo vệ sức khoẻ một cách tốt nhất.
4 Mang vớ tĩnh mạch
Hãy mang vớ tĩnh mạch khi đi bộ để góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Ngoài ra, với tĩnh mạch còn hỗ trợ giảm sưng, đau, làm tăng sức bền khi vận động và góp phần quan trọng trong quá trình chữa trị bênh giãn tĩnh mạch cho người bệnh.
Lối sống lành mạnh và vận động phù hợp chính là “chìa khóa vàng” để cải thiện sức khỏe cho người bệnh tĩnh mạch. Hy vọng qua bài viết “NGƯỜI BỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ ĐI BỘ ĐƯỢC KHÔNG?” BIC NANO CELL đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích.
Xem ngay video 6 Lầm tưởng khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Nếu như bạn còn bất cứ vấn đề nào chưa rõ hay cần giải đáp thêm về vấn đề “suy giãn tĩnh mạch có đi bộ được không ?” thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với BIC NANO CELL để được các bác sĩ tư vấn nhanh chóng nhé!