Một số bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện lưu thông máu, các bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp duy trì lưu lượng máu tốt, tăng cường sức mạnh và giảm bớt sự khó chịu do chứng giãn tĩnh mạch gây ra. Mặc dù những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hay đạp xe là lựa chọn tuyệt vời, nhưng cũng có một số bài tập khác dành cho người bị giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên xem xét để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Mọi người có thể tham khảm thêm về: Cách chữa trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà (Tại đây)
1. Gợi ý một số bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân
Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân bằng cách nhón chân
Để thực hiện động tác nhón chân ở tư thế đứng, hãy đứng trước một bức tường hoặc một vật chắc chắn mà bạn có thể đặt tay lên để giữ thăng bằng.
Đặt hai chân cách nhau một chút, nhấc gót chân lên cho đến khi bạn đứng trên các ngón chân và giữ tư thế này trong vài giây.
Từ từ hạ gót chân xuống và lặp lại động tác này từ 10 đến 15 lần.
Khi đã thành thạo, bạn có thể thử thực hiện bài tập giãn tĩnh mạch chân này trên một bệ hoặc bậc thang nâng cao.
Bài tập suy giãn tĩnh mạch chân số 2: Đạp xe đạp trên không
Đạp xe đạp giúp tăng cường cơ bắp chân, bơm máu ra khỏi chân và giữ cho máu chảy đúng hướng. Hãy đạp xe đạp vài vòng khoảng từ 10 – 30 phút mỗi buổi sáng hoặc tối. Nếu bạn không có xe đạp, bạn có thể thử bài tập thể dục đạp xe đạp trên không cho người bị giãn tĩnh mạch chân như sau:
- Trong khi nằm ngửa, đưa hai chân lên không trung, uốn cong chúng ở đầu gối.
- Đạp chân từ từ như thể bạn đang đi xe đạp.
- Hãy thử cả hai chân cùng một lúc hoặc luân phiên từng chân một.
Bài tập suy giãn tĩnh mạch chân số 3: Xoay cổ chân
Ngồi với tư thế chân vuông góc với ghế, ép sát đùi vào ghế, và xoay chân qua trái và phải từ cổ chân để ngăn máu tụ lại ở cổ chân.
Tiếp theo, vẫn ngồi như vậy nhưng duỗi từng chân thẳng ra phía trước để lưu thông máu qua toàn bộ bắp chân. Sau mỗi 30 phút, hãy đứng dậy để máu có thể lưu thông về vùng chậu.
Bài tập suy giãn tĩnh mạch chân số 4: Nâng cao chân bước tại chỗ
Một bài tập giãn tĩnh mạch chân rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu là nâng cao chân. Hãy lần lượt nâng mỗi chân luân phiên và đi tại chỗ 20 bước.
Bài tập suy giãn tĩnh mạch chân số 5: Nằm nghiêng nâng chân ngang hông
Bắt đầu bằng cách nằm nghiêng, nâng một chân ngang hông tại một thời điểm. Giữ chân của bạn trong không khí trong vài giây trước khi đổi chân. Bài tập này có thể giúp kéo căng cơ ở chân.
Bài tập suy giãn tĩnh mạch chân số 6: Nâng chân vuông góc
Hai chân rộng bằng vai, tay thẳng phía trước, cứ ngồi xuống đứng dậy tay giữ nguyên, lập lại đứng lên ngồi xuống 20 lần tập
Đưa 1 chân về phía trước gập chân vuông góc, dùng hai tay ôm lấy đầu gối, gập chân lên xuống đều đặn, xoay cổ chân, đổi chân và lặp lại, mỗi chân khoảng 20 lần (tập tới khi chân hết căng nặng).
Gấp, duỗi luân phiên hai chân
Bài tập giãn tĩnh mạch chân này được thực hiện ở tư thế ngồi. Đầu tiên, đặt chân vuông góc với ghế sao cho đùi không ép sát vào mặt ghế. Sau đó, lần lượt co duỗi hai chân trong khoảng 5-10 phút. Động tác này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn ở chân, đồng thời tạo lực hỗ trợ máu trở về tim dễ dàng hơn
2. Những lưu ý khi tập thể dục chữa suy giãn tĩnh mạch chân
Mặc dù các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, nhưng cần thực hiện một cách thận trọng để tránh lạm dụng. Dưới đây là một số lời khuyên khi tập thể dục cho người bị giãn tĩnh mạch chân:
- Mỗi ngày, bạn cần dành ít nhất 30 phút tập luyện. Tất cả các động tác liên quan đến chân đều tốt trong việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân do làm tăng và cải thiện tuần hoàn máu, cũng như làm săn chắc các cơ xung quanh mạch máu ở chân.
- Đối với những người đã bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc tập luyện có thể giúp giảm một số triệu chứng do giãn tĩnh mạch chân gây ra, cải thiện tình trạng bệnh.
- Bạn nên bắt đầu tập với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện đúng cách và đạt hiệu quả.
- Trước mỗi tư thế tập luyện, bạn nên kết hợp hít thở sâu nhằm tăng tuần hoàn mạch máu: Hít vào bằng mũi đều sâu tối đa, ngực nở, bụng phình. Sau đó thở ra bằng miệng thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Thực hiện 10 lần.
- Các động tác chỉ cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng, không cần quá nhanh, quá hồ hởi.
Xem ngay 4 bài tập phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà | Bác sĩ Trần Minh
Đặc biệt, người bệnh nên kết hợp với ăn uống khoa học theo như chỉ định của bác sỹ chuyên khoa cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và nên sử dụng vớ y khoa để hỗ trợ điều trị hoặc vớ phòng bệnh.
Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo từ phòng khám Bic Nano Cell để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích nhé!