SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng mà các tĩnh mạch, đường máu trở về tim, trở nên yếu đi và hoạt động không còn hiệu quả. Thay vì đẩy máu lên tim, chúng làm cho máu trôi ngược lại và tích tụ ở các vị trí khác. Dẫn tới tình trạng máu ứ đọng lại, gây biến đổi về huyết động và biến dạng, tĩnh mạch có thể sưng phồng và có thể nhìn thấy qua da. Bệnh giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể của chúng ta, tuy nhiên, tại các vùng có vị trí cách xa tim mạch như tay và chân sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các vùng khác. Đặc biệt hơn cả là vùng chân sẽ là một khu vực dễ mắc bệnh nhất bởi vì bàn chân phải chịu thêm các tác động ngoại cảnh gây ra như sức nặng của trọng lượng cơ thể,…
Có một số nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ đã mắc bệnh.
- Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
- Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng cao.
- Nghề nghiệp: Các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, cũng có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.
- Khối lượng cơ thể: Gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân.
- Sử dụng thuốc ngừa thai: Cũng là một yếu tố nguy cơ.
- Các bệnh lý khác: Nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch ở chân thường gặp nhất hãy đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Bắp chân căng tức, có cảm giác nặng chân, mỏi chân.
- Cảm giác nóng ran, như kiến bò ở bắp chân, chuột rút vào ban đêm.
- Bàn chân, mắt cá chân sưng ngứa.
- Nổi tĩnh mạch dọc theo da đùi, mắt cá chân, đầu gối.
- Đổi màu da, xuất hiện các vết loét da, nhiễm trùng da.
NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH:
-
GIAI ĐOẠN 1: Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không rõ ràng và có thể bị bỏ qua. Những dấu hiệu sớm bao gồm cảm giác chân mệt mỏi, đau nhức và phình đầy. Có thể xuất hiện các đốm nâu hoặc vùng da dày hơn.
-
GIAI ĐOẠN 2: Các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Chân có thể bị phình to và đau nhức, đặc biệt là sau khi dậy từ giấc ngủ hoặc sau một ngày dài đứng hoặc ngồi. Có thể xuất hiện các vết đỏ hoặc tím trên da.
-
GIAI ĐOẠN 3: Trong giai đoạn này, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Đau nhức và phình đầy tăng lên và có thể gây khó khăn trong việc di chuyển. Các vết thương chân có thể xuất hiện và mất thời gian để lành.
-
GIAI ĐOẠN 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Các triệu chứng bao gồm đau đớn, sưng tấy nghiêm trọng, viêm nhiễm da và vết loét. Chức năng di động có thể bị hạn chế đáng kể và có nguy cơ cao hơn về các biến chứng nghiêm trọng như viêm mạch máu.
SAU ĐÂY 5 LOẠI THỰC PHẨM CỰC KỲ TỐT CHO NGƯỜI BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH
Đầu tiên: Bổ sung chất xơ qua các loại thực phẩm rau củ
- Người bệnh nên ưu tiên những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, có thể kể đến như các loại ngũ cốc, các loại rau củ và trái cây. Nhóm thực phẩm này vừa phổ biến, vừa dễ ăn lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.
- Giúp bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế tình trạng táo bón. Nguyên nhân là khi bị táo bón thì cơ bụng và cơ chân của người bệnh cần hoạt động nhiều và mạnh hơn. Điều này sẽ tác động lên tĩnh mạch vùng thấp và khiến chứng phải chịu áp lực nhiều hơn bình thường và cuối cùng tăng nguy cơ bị suy giãn.
- Tác dụng của những thực phẩm giàu chất xơ chính là ngăn ngừa nguy cơ táo bón vì thế được xếp vào nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh. Hơn nữa, việc tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là các loại rau củ quả còn có thể mang đến nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe.
Thứ hai: Thực phẩm chứa flavonoid như rau bina, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, hành tây, tỏi, ớt chuông, trà xanh,…
- Tác dụng của hợp chất flavonoid là hỗ trợ lưu thông máu, làm bền thành mạch và giảm áp lực động mạch,… từ đó cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Hơn nữa, những thực phẩm chứa nhiều flavonoid còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan.
- Rau xanh như cải xoong, rau cải, cải bắp cải, rau mầm và rau cải xoăn là nguồn cung cấp vitamin K quan trọng. Vitamin K giúp hỗ trợ sự co bóp và co dãn của các mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tĩnh mạch.
Thứ ba: Các loại thực phẩm bổ sung vitamin C và vitamin E
Những loại thực phẩm giàu kali như cá ngừ, đậu lăng, một số loại rau xanh,… có tác dụng hạn chế việc tích trữ nước trong cơ thể và cải thiện triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Vitamin C giúp tăng cường sự đàn hồi và sự bền vững của thành mạch bằng cách hỗ trợ sản sinh ra collagen và elastin. Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn nên chọn một số loại thực phẩm như đu đủ, ớt chuông, dâu tây hay bưởi,….
Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật, quả bơ, hạnh nhân, hạt dẻ và rau bina,… Tác dụng của vitamin E đối với người bệnh là làm loãng máu tự nhiên và phòng ngừa hình thành cục máu đông. Do đó, loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E cũng rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Thứ tư: Các loại hạt và hạt thô
Hạt và hạt thô chứa một lượng lớn chất đạm, giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, mô và tế bào. Chất đạm cũng quan trọng cho quá trình phục hồi cơ thể sau khi tập thể dục hoặc chấn thương.
Các loại hạt rất giàu niacin và vitamin B3, những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho lưu lượng máu và làm giảm các vấn đề về tuần hoàn máu. Hạt hướng dương, hạt lanh và hạt chia là một số loại hạt giàu axit béo omega 3 và chất xơ. Chúng cũng là một nguồn protein chống viêm tốt giúp loại bỏ cholesterol và thúc đẩy chất lượng lưu lượng máu.
Thứ năm: Quả nho đỏ và tím được đánh giá có thể làm giảm tình trạng sưng tĩnh mạch và chân.
Quả nho chứa một loạt các chất chống oxy hóa như flavonoid và resveratrol, giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương từ các gốc tự do và giảm viêm trong hệ thống tĩnh mạch. Giúp cải thiện sự tiêu hóa và duy trì độ ẩm trong ruột, giảm nguy cơ táo bón và giúp kiểm soát cân nặng, điều quan trọng trong việc quản lý suy giãn tĩnh mạch.