CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

VIÊM GÂN GÓT CHÂN

1. Viêm gân gót chân là gì?

Viêm gân gót chân là tình trạng gân gót bị quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương vùng gót chân. Gân gót là khu vực có ít mạch máu, cấu tạo của gân gồm nhiều sợi collagen nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây tổn thương gót chân. Viêm gân gót chân chia làm 2 loại:

  • Viêm điểm bám gân: nơi gân được gắn vào xương gót chân.
  • Viêm sợi gân: Đây là tình trạng viêm liên quan tới các sợi ở phần giữa của gân, thường xảy ra ở người trẻ tuổi.

2. Nguyên nhân viêm gân gót chân

Căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ở chân, tình trạng này thường xảy ra ở người tập thể dục quá mức, đặc biệt là vận động viên. Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm gân gót chân. Không khởi động hoặc khởi động sai cách trước khi tập thể dục.

3. Các triệu chứng và biến chứng viêm gân gót chân thường gặp

  • Đau rát bỏng hoặc đau cứng phần thấp bắp chân sau vào buổi sáng. Một số trường hợp có thể bị rách một phần gan hoặc đứt gân hoàn toàn.
  • Đau vùng gót, đặc biệt là khi căng gót hay đứng trên đầu mũi chân. Khi tình trạng viêm gân gót kéo dài mà không có biện pháp can thiệp, người bệnh có nguy cơ cao bị đứt gân gót chân.
  • Nếu bị đứt gân, người bệnh sẽ bị đau dai dẳng, xuất hiện tình trạng phù nề vùng gót chân do có chảy máu giữa các sợi gân.

Biến chứng viêm gân gót chân

  • Hạn chế khả năng đi lại
  • Biến dạng gân và xương gót chân
  • Đứt gân gót hoàn toàn

4. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng viêm gân gót chân, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và hoạt động bình thường của người bệnh. Sau đó, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào khu vực bị tổn thương để xác định vị trí đau sưng. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu đứng trên một quả bóng để đánh giá sự linh hoạt, phạm vi chuyển động và phản xạ của bàn chân, mắt cá chân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bàn chân và xương chân. Tuy chụp X-quang không thể cung cấp hình ảnh của gân nhưng có thể giúp bác sĩ loại trừ những nguyên nhân khác có khả năng dẫn tới những triệu chứng tương tự.
  • Siêu âm: Phương pháp này sẽ dùng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết tại các mô mềm như gân. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể tạo hình ảnh chuyển động của gân, qua đó bác sĩ có thể đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.
  • Chụp MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của gân gót chân, qua đó giúp bác sĩ phát hiện vị trí gân bị viêm.

5. Điều trị viêm gân gót chân

Bạn có thể áp dụng phương pháp sơ cứu chấn thương R.I.C.E để điều trị viêm gân gót chân tại nhà, cụ thể:

  • Rest – nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể sản sinh nguồn năng lượng mới, nhờ đó tăng khả năng phục hồi cho tổn thương gân. Biện pháp này còn giúp giảm áp lực đè nén lên hệ xương, gân gót chân, giúp gân thư giãn và mau lành hơn. Người bệnh nên nghỉ ngơi cho tới khi có thể đi lại mà không còn cảm giác đau ở bên chân bị viêm gân.
  • Ice – chườm đá: Người bệnh có thể đặt một túi nước đá lên vùng bị thương khoảng 15 – 20 phút để giảm đau và sưng tấy.
  • Compression – băng ép: Bạn hãy dùng băng vải hoặc băng thun để cố định vùng bị thương, giúp giảm sưng cho gân. Tuy nhiên, bạn không nên băng quá chặt vì có thể làm cản trở lưu thông máu tới vùng gót chân, khiến tình trạng tổn thương trầm trọng hơn.
  • Elevation – kê cao vị trí bị thương: Người bệnh nên nâng chân bị thương cao hơn tim, giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

Dùng thuốc

  • Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm không kê đơn như naproxen, ibuprofen, aspirin… Với các trường hợp đau nhức trong thời gian dài, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm viêm hay giảm đau liều mạnh để cải thiện triệu chứng.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho người bệnh tiêm huyết tương tiểu giàu tiểu cầu (PRP) hay tiêm steroid.

Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số liệu pháp điều trị viêm gân gót chân như:

  • Thực hiện những bài tập trị liệu giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, hỗ trợ tăng cường sức mạnh của gân gót và hạn chế các nguy cơ viêm tái phát.
  • Người bệnh nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như miếng đệm hay miếng lót giày nâng cao để giảm căng thẳng cho gân.

Phẫu thuật gân Gót

Nếu gân bị đứt, bác sĩ sẽ tiến hành nối lại. Nếu gân bị thoái hóa, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần gân bị hư rồi sửa chữa phần gân còn lại bằng chỉ khâu. Trường hợp tổn thương gân nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc thay thế một phần hay toàn bộ gân gót chân.

6. Biện pháp phòng ngừa

  • Tránh tăng mức độ hoạt động đột ngột: thực hiện từ từ, tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện để cơ thể có thời gian thích nghi, tránh gây áp lực lên gót chân.
  • Không hoạt động quá sức: Nếu phải tham gia các hoạt động gắng sức, bạn cần khởi động trước để làm ấm cơ thể, giúp các cơ linh hoạt hơn khi bước vào bài tập chính. Trong lúc tập, nếu cảm thấy đau, bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Kéo căng cơ bắp và gân chân vào mỗi buổi sáng trước khi tập thể dục.
  • Tránh chạy trên những mặt phẳng cứng hay dễ trượt.
  • Chọn quần áo phù hợp với loại hình luyện tập.
  • Đa dạng hóa bài tập: thay thế những bài tập cường độ cao như chạy, leo cầu thang, bật nhảy… bằng những bài tập cường độ thấp như đi bộ, bơi lội…
  • Chọn giày phù hợp: Ngoài việc vừa vặn với chân, giày tập cần hỗ trợ tốt cho tất cả các hoạt động của bàn chân.
HÃY ĐẾN Phòng khám đa khoa BIC NANO CELL để được tư vấn chi tiết.
—————————————–
🏥 Địa chỉ: 163D Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
📞 Điện thoại: 0928.68.65.65 – 0292.888.98.99 – 0292.22.00.777
BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!