CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

VIÊM CÂN GAN BÀN CHÂN: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Bệnh viêm cân gan bàn chân là gì?

Viêm cân gan bàn chân (hay viêm gân gan bàn chân) là tình trạng viêm của cân bàn chân, gây đau gót chân. Phần lớn trường hợp viêm có gai xương kèm theo.

Bệnh nhân thường bị đau nhiều ở gót chân, đặc biệt là lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Việc điều trị cần được thực hiện đúng cách, kịp thời để ngăn ngừa bệnh chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng xấu tới dáng đi và chất lượng cuộc sống.

2. Triệu chứng viêm cân gan bàn chân thường gặp

  • Đau gót chân, có thể đau buốt hoặc đau âm ỉ, thường đau lúc sáng thức dậy, người bệnh đặt bước chân đầu tiên xuống đất, khiến cân gan chân bị kéo căng, gây đau nhiều. Triệu chứng này có khả năng xuất hiện lại trong ngày do đi lại nhiều hoặc đứng quá lâu. Các cơn đau có thể tái đi tái lại nhiều lần, lâu dài xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi, cảm giác đau lan tỏa gân hết lòng bàn chân.
  • Sưng bầm tím ở gan bàn chân.

3. Nguyên nhân gây viêm gân gan bàn chân

  • Tổn thương khiến gân cơ bàn chân bị kéo căng, mất tính đàn hồi, giảm khả năng chịu lực. Ngoài ra, áp lực cơ thể do di chuyển nhiều, đứng lâu hay mang giày dép có phần đế quá cứng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gân ở bàn chân.

4. Viêm cân gan bàn chân có nguy hiểm không?

  • Nếu trì hoãn điều trị, viêm gân gan chân có thể chuyển sang mạn tính, gây cản trở lớn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Việc thay đổi dáng đi do các cơn đau gót chân có thể dẫn tới những vấn đề về chân, đầu gối, hông, lưng.

5. Phương pháp chẩn đoán

Kết hợp thăm khám của Bác sĩ và các cận lâm sàng như:

  • Chụp X-quang: Kết quả có gai xương gót. Đây là hậu quả của quá trình viêm kéo dài dẫn đến tình trạng vôi hóa điểm bám vào xương gót.
  •  Siêu âm: Kết quả siêu âm phần mềm lòng bàn chân cho thấy những dấu hiệu tổn thương cân gan bàn chân.
  •  Chụp MRI: giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

6. Cách chữa viêm cân gan bàn chân

Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ thường ưu tiên chỉ định các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong điều trị viêm cân gan bàn chân.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

  • Tiểu cầu giải phóng những yếu tố tăng trưởng và những phân tử sinh học để đẩy nhanh tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của các mô tế bào. Đây là quá trình tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi cơ thể có tổn thương.
  • Liệu pháp này cho phép khu vực tổn thương được nhận hàm lượng lớn những yếu tố tăng trưởng để tái tạo tổ chức tổn thương. PRP là liệu pháp an toàn vì sử dụng máu tự thân của người bệnh. 100% thành phẩm PRP được thu thập từ chính cơ thể của người bệnh. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh, không gây dị ứng, không lo nguy cơ không tương thích.

Liệu pháp sóng xung kích: Phương pháp này không xâm lấn, với các tính năng vượt trội gồm:

  • Tương tác với các mô cơ thể tạo ra tác động cục bộ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi mô và tế bào, đồng thời cải thiện tình trạng đau sưng và viêm, khôi phục khả năng vận động do sóng âm mang năng lượng cao.
  • Sóng xung kích giúp việc tái cấu trúc vi động mạch phát triển và hình thành mới, cải thiện quá trình cung cấp máu, làm lành vết thương nhanh hơn ở gân.
  • Tác động lên các điểm đau và các mô cơ xương tổn thương, qua đó thúc đẩy tiến trình làm lành vết thương, tái tạo gân và các mô mềm.
  • Sóng âm trong máy xung kích có khả năng làm tan những khối vôi hóa, loại bỏ tình trạng vôi hóa sinh học. Từ đó, người bệnh có thể khôi phục khả năng vận động và đi đứng như bình thường.
  • Phẫu thuật (bác sĩ chỉ áp dụng phương pháp này khi điều trị nội khoa thất bại). Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi điều trị viêm cân gan bàn chân. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho các trường hợp đau dữ dội hoặc kéo dài trên 6 tháng.

Bài tập vật lý trị liệu

  • Bài tập 1
  1. Bắt đầu với tư thế nghiêng người về trước, hai bàn tay chống vào tường, đầu gối bên chân đau duỗi thẳng hoàn toàn, gấp đầu gối chân còn lại.
  2. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây.
  3. Thư giãn và đứng thẳng người lên, thực hiện 20 lần mỗi bên.
  • Bài tập 2
  1. Bắt đầu với tư thế ngồi gác chân đau lên chân lành.
  2. Dùng tay nắm lấy ngón chân cái kéo nhẹ về phía mình, giữ 15 – 30 giây.
  3. Lặp lại động tác này 3 lần rồi thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Bài tập 3
  1. Chuẩn bị 1 chiếc khăn lông dài 80cm để làm dây tập.
  2. Ngồi trên ghế, nhẹ nhàng luồn khăn qua vòm bàn chân như hình.
  3. Hai tay giữ hai đầu khăn, rướn các ngón chân về phía cơ thể.
  4. Giữ nguyên tư thế trên khoảng 15 – 30 giây, lặp lại 3 lần.

Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Nẹp chỉnh hình: Bác sĩ hướng dẫn người bệnh dùng nẹp chỉnh hình nhằm phân bố đều áp lực xuống chân khi đứng hay hoạt động phải sử dụng chân nhiều.
  • Chườm lạnh: đặt một vài viên đá nhỏ vào túi vải rồi áp lên vùng đau khoảng 15 phút, ngày 3 – 4 lần, giúp giảm viêm và sưng đau hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là hạn chế các hoạt động ở chân khi có dấu hiệu đau gót chân.
  • Mang giày hỗ trợ: Bạn tránh đi chân trần hay mang những loại giày dép có phần đế cứng, không nâng đỡ chân tốt. Thay vào đó, người bệnh nên chọn giày dép vừa vặn, đế mềm, miếng lót dày, độ cao khoảng 3cm để hỗ trợ nâng đỡ vòm chân.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: Để hạn chế gây áp lực lên bàn chân quá nhiều, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện.

6. Phòng ngừa bệnh lý viêm cân gan bàn chân

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng gia tăng áp lực lên bàn chân.
  • Chọn giày phù hợp, hạn chế mang giày cao gót.
  • Hạn chế đứng trên nền đất cứng hay đi bộ nhiều để giảm bớt áp lực cho các cơ ở bàn chân, phân bố lực tác động của cơ thể đồng đều 2 chân.
  • Khởi động kỹ, hạn chế tập luyện trên mặt sàn cứng và gồ ghề, đồng thời cần thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế chấn thương.
  • Tránh tình trạng lặp đi lặp lại một động tác tác động nhiều lên bàn chân vì có thể tăng áp lực quá lớn, dẫn tới tình trạng rách và viêm cơ.
HÃY ĐẾN Phòng khám đa khoa BIC NANO CELL để được tư vấn chi tiết.
—————————————–
🏥 Địa chỉ: 163D Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
📞 Điện thoại: 0928.68.65.65 – 0292.888.98.99 – 0292.22.00.777
BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!