1. Đau khớp khuỷu tay là gì?
Đau khớp khuỷu tay hay đau cùi chỏ là một triệu chứng rối loạn ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động và cấu trúc của khớp khuỷu tay. Bệnh xảy ra khi một hay nhiều bộ phận cấu thành khuỷu tay bị viêm hay kích ứng quá mức. Người bệnh sẽ bị sưng đỏ và đau nhức khớp, tầm vận động hạn chế. Nhiều trường hợp có thể bị biến dạng khớp, khớp khuỷu tay co cứng, gây trở ngại trong hoạt động sinh hoạt và lao động.
2. Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu
- Thoái hóa khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh gút
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm khớp do lupus ban đỏ
- Viêm bao hoạt dịch
- Các nguyên nhân khác
- Chấn thương
- Tính chất công việc phải lặp lại các hoạt động ở tay liên tục
- Chơi thể thao quá sức
3. Đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gây đau khớp khuỷu như:
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Phần lớn những dạng viêm khớp thường xảy ra ở nữ giới, hoặc Gút xảy ra nhiều ở nam giới
- Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến… sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
- Nghề nghiệp và sinh hoạt: Người làm việc gắng sức, thường xuyên lặp đi lặp lại các động tác ảnh hưởng tới khuỷu tay, thường có nguy cơ đau khớp và viêm các điểm bám gân quanh khớp cao hơn.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể làm phát sinh các dạng viêm khớp và viêm mô mềm quanh khớp khác nhau.
4. Cách phòng tránh đau khớp khuỷu tay
Một số cách dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay, cụ thể:
- Cân bằng thời gian giữa vận động, làm việc và nghỉ ngơi; tránh tình trạng vận động và làm việc gắng sức.
- Hạn chế chấn thương bằng cách thận trọng khi sinh hoạt và chơi thể thao.
- Khởi động kỹ trước khi làm việc nặng hay chơi thể thao.
- Tránh lặp đi lặp lại một động tác tăng áp lực lên khuỷu tay.
- Điều trị chấn thương dứt điểm.
- Dành 30-60 phút mỗi ngày để vận động cơ thể như tập yoga, thái cực quyền, bơi lội…
- Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Bạn nên đảm bảo bổ sung đầy đủ những nhóm chất như vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột và protein. Điều này sẽ giúp duy trì khung xương và mô chắc khỏe, giảm nguy cơ viêm khớp khuỷu tay.
5. Phương pháp điều trị và Chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, tổn thương thực tế của người bệnh để đánh giá tình trạng khớp. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay như:
- Xét nghiệm máu
- Kiểm tra dịch khớp
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Chụp cắt lớp vi tính sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau của xương, giúp bác sĩ xác định những bất thường bên trong cấu trúc của xương và mô.
- Siêu âm khớp: Khi siêu âm khớp, sóng âm tần số cao sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết về những mô mềm như bao hoạt dịch, sụn… Qua đó, bác sĩ có thể xác định nhanh các vị trí tổn thương trong hệ thống xương khớp.
Điều trị phẫu thuật
Khi tình trạng đau khớp khuỷu tay không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật để cải thiện chức năng của khuỷu tay. Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm đau khớp ở khuỷu tay thường được áp dụng gồm:
- Nội soi khớp
- Mổ mở
- Thay khớp nhân tạo
Điều trị không phẫu thuật
- Dùng thuốc
- Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc như Acetaminophen (đau nhẹ đến trung bình), Tramadol (đau trung bình đến nặng), thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), thuốc sinh học, Corticoid,…
- Vật lý trị liệu: Các hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm:
- Tập vật lý trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Nhiệt trị liệu
- Điện trị liệu