CÁC BỆNH ĐIỀU TRỊ, TIN TỨC

BỆNH LOÃNG XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI

1. Loãng xương là gì, dấu hiệu của bệnh loãng xương?

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ.

Bệnh thường tiến triển âm thầm, triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.

Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn.

Dấu hiệu của bệnh loãng xương

  • Giảm mật độ xương
  • Đau nhức đầu xương, đau tại vùng xương chịu trọng lực, như xương cột sống, xương hông, đầu gối.
  • Tình trạng giảm mật độ xương ở người tuổi trung niên có thể kèm những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp…

2. Nguyên nhân gây loãng xương

  • Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, suy giảm nồng độ estrogen. Nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng là nguyên nhân gây loãng xương.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất có lợi cho xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3…
  • Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng thuốc corticosteroid…
  • Lối sống lười vận động, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều… đều có thể dẫn tới tình trạng xương khớp suy yếu.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Người lao động nặng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn
Loãng xương nguyên phát bao gồm:
  • Sau mãn kinh (loãng xương típ 1)
  •  Tuổi già (loãng xương típ 2): đặc biệt là người từ 70 tuổi trở lên, mất khoáng chất toàn thể, dễ gặp biến chứng hơn, phổ biến nhất là gãy cổ xương đùi.
Loãng xương thứ phát:

Do bệnh lý khác làm tăng quá trình mất xương như: Bệnh cường giáp, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, có tiền sử cắt dạ dày, các bệnh lý di truyền khác, viêm khớp dạng thấp, mắc bệnh đa u tủy xương (Kahler) và những bệnh ung thư khác hoặc lạm dụng quá mức những thuốc như corticoid,…

3. Biến chứng của loãng xương.

  • Gãy xương: Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay, gãy khớp háng
  • Lún xẹp đốt sống: khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài.
  • Suy giảm khả năng vận động: làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài, dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi…

4. Phương pháp chẩn đoán và cách phòng tránh bệnh loãng xương

Phương pháp chuẩn đoán
  • Đo loãng xương để xác định hàm lượng canxi, các khoáng chất có trong xương. Phát hiện các vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu), mất xương (giảm khối lượng xương).
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra lượng nội tiết tố và tình trạng thiếu hụt các loại vitamin hay khoáng chất trong cơ thể.
Cách phòng tránh loãng xương
  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D cho cơ thể.
  • Đo loãng xương để kiểm tra và sớm phát hiện ra dấu hiệu loãng xương.
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng một hệ xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, đặc biệt là với người lớn tuổi.
  • Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Khi xuất hiện các vấn đề cơ xương khớp bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm đặc biệt là corticoid.
  • Thận trọng khi sinh hoạt và làm việc, tránh té ngã

5. Cách điều trị loãng xương

Phương pháp không sử dụng thuốc
  • Chế độ ăn uống: ổ sung các loại thực phẩm giàu canxi theo nhu cầu của cơ thể và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: vận động cơ thể thường xuyên, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp.  Đề phòng tránh té ngã.
  • Sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
Phương pháp dùng thuốc:

Bổ sung đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc chống hủy xương.

Điều trị các biến chứng
  • Điều trị đau
  • Điều trị gãy xương: đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo, thay xương hoặc thay khớp nếu có chỉ định.
Điều trị lâu dài
  • Theo dõi, tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Kiểm tra lại mật độ xương định kỳ để đánh giá kết quả điều trị.

Người bệnh loãng xương nên được điều trị lâu dài trong khoảng 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ cần đánh giá lại tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị tiếp theo.

HÃY ĐẾN Phòng khám đa khoa BIC NANO CELL để được tư vấn chi tiết.
—————————————–
🏥 Địa chỉ: 163D Nguyễn Văn Cừ (nối dài), An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
📞 Điện thoại: 0928.68.65.65 – 0292.888.98.99 – 0292.22.00.777
BỆNH ĐIỀU TRỊ
TIN MỚI NHẤT

HỖ TRỢ 70%

Phí thăm khám 1 - 1
cùng Bác sĩ chuyên khoa

Đăng ký tư vấn ngay!